
Dầu trợ lực lái là gì? Khi nào cần thay dầu trợ lực cho ô tô?
Dầu trợ lực lái ô tô đóng vai trò quan trọng trong việc giúp vô lăng vận hành nhẹ nhàng và chính xác. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, dầu có thể bị hao hụt hoặc xuống cấp. Vậy khi nào cần thay dầu trợ lực lái? Làm sao để kiểm tra đúng cách? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. Dầu trợ lực lái là dầu gì? Dầu trợ lực lái là chất lỏng giúp truyền lực trong hệ thống lái, hỗ trợ người lái xoay vô lăng dễ dàng hơn. Loại dầu này được chứa trong bình nhựa hoặc kim loại, thường đặt gần hệ thống trợ lực lái. Vai trò chính của dầu trợ lực gồm: Tạo áp lực giúp piston di chuyển, hỗ trợ bánh xe xoay linh hoạt. Bôi trơn các bộ phận trong hệ thống lái, ngăn chặn hiện tượng sủi bọt và ăn mòn. Hạn chế tiếng ồn do ma sát, giúp xe vận hành êm ái và ổn định hơn. Khi nào cần thay dầu trợ lực lái mới cho ô tô? Thời gian thay dầu trợ lực lái phụ thuộc vào loại dầu và mức dầu trong hệ thống. Trong một số trường hợp, nếu hết dầu trợ lực lái, hệ thống sẽ hoạt động không hiệu quả hoặc gây hư hại, vì vậy tốt nhất, chủ xe nên làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất, thường vào khoảng 60.000 – 70.000 km hoặc sau 5 năm sử dụng. Khi dầu cần thay mới, bạn có thể nhận thấy một số dấu hiệu như màu dầu chuyển sang nâu hoặc đen, lẫn cặn bẩn. Vô lăng có thể trở nên nặng hơn, phát ra tiếng ồn lạ khi xoay, hoặc phản hồi chậm. Bánh xe cũng có thể khó quay, kém nhạy hơn bình thường. Nếu thấy dầu rò rỉ dưới gầm xe, đó cũng là dấu hiệu cần kiểm tra và thay dầu trợ lực kịp thời. Dấu hiệu nhận biết dầu trợ lực thấp Khi dầu trợ lực lái bị thiếu, hệ thống lái có thể gặp trục trặc, ảnh hưởng đến trải nghiệm lái xe. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết tình trạng này: Tiếng ồn bất thường từ hệ thống lái: Nếu bạn nghe thấy âm thanh lạ, đặc biệt là khi di chuyển chậm, hãy kiểm tra ngay mức dầu trong bình trợ lực. Vô lăng rung hoặc giật nhẹ: Khi xoay vô lăng mà cảm thấy rung hoặc giật, nhất là ở tốc độ thấp, có thể dầu trợ lực đang ở mức thấp. Khó xoay vô lăng: Nếu vô lăng trở nên nặng, khó điều khiển hơn bình thường, rất có thể hệ thống trợ lực đang thiếu dầu, cần kiểm tra ngay bơm và mức dầu trợ lực. Tiếng rít khi đánh lái: Nếu có tiếng rít khi xoay vô lăng, nguyên nhân có thể do dầu trợ lực quá ít hoặc bơm trợ lực hoạt động kém hiệu quả. Nếu nghe tiếng “e e”, có thể bạc lái đã bị mòn. Vệt dầu rò rỉ dưới xe: Nếu phát hiện vết dầu dưới gầm xe, có thể dầu trợ lực hoặc một loại dầu khác đang rò rỉ, cần kiểm tra ngay để tránh ảnh hưởng đến hệ thống lái. Trả lái chậm: Nếu vô lăng không trở về vị trí ban đầu một cách nhanh chóng, nguyên nhân có thể do dầu trợ lực thấp, lốp mòn hoặc hệ thống lái bị khô. Hướng dẫn kiểm tra và thay dầu trợ lực lái tại nhà Việc kiểm tra và thay dầu trợ lực lái có thể thực hiện tại nhà nếu bạn có đủ kiến thức ô tô cơ bản, tuy nhiên vẫn cần tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo an toàn và hiệu quả vận hành. Kiểm tra dầu trợ lực lái Bước 1. Xác định vị trí bình dầu trợ lực Bình chứa dầu trợ lực thường nằm gần dây kéo vô lăng. Với một số dòng xe đời mới, kết cấu khoang động cơ có thể khác biệt, do đó, nếu không tìm thấy, hãy tham khảo sổ tay hướng dẫn của xe. Bước 2. Kiểm tra mức dầu trong bình Bình nhựa trong suốt: Có thể quan sát trực tiếp mức dầu qua vạch tối đa và tối thiểu trên thân bình. Bình kim loại hoặc nhựa đục: Cần dùng que thăm dầu gắn trên nắp bình để kiểm tra. Bước 3. Sử dụng que thăm dầu Lau sạch que thăm trước khi sử dụng. Cắm que vào bình chứa, sau đó rút ra để kiểm tra mức dầu. Nếu dầu dưới mức tối thiểu, cần bổ sung ngay. Bước 4. Kiểm tra màu dầu Dầu đạt chuẩn: Màu hổ phách hoặc hồng nhạt, không có cặn. Dầu cần thay: Màu nâu hoặc đen, có lẫn tạp chất, có thể do bụi bẩn từ các bộ phận cao su trong hệ thống. Thay dầu trợ lực lái Khi dầu trợ lực lái bị bẩn hoặc xuống cấp, việc thay mới là cần thiết để đảm bảo hệ thống lái hoạt động trơn tru. Dưới đây là hai cách thay dầu phổ biến mà bạn có thể áp dụng. Thay dầu bằng bình hút Turkey Baster Đây là phương pháp đơn giản, có thể thực hiện tại nhà nhưng không loại bỏ hoàn toàn dầu cũ ngay lập tức. Các bước thực hiện: Dùng bình hút Turkey Baster rút dầu cũ trong bình chứa ra. Đổ một ít dầu mới vào bình chứa. Khởi động xe, đánh lái trái – phải liên tục trong 15-20 phút để dầu mới hòa lẫn với dầu cũ còn sót lại trong hệ thống. Tiếp tục hút dầu ra, lặp lại quy trình này 3-4 lần cho đến khi dầu trong bình chứa sạch hoàn toàn. Đổ dầu mới vào đến mức tiêu chuẩn, đóng