Liên hệ: Số điện thoại

6+ nguyên nhân vô lăng trợ lực điện bị nặng và cách khắc phục

Tóm tắt nội dung

Vô lăng trợ lực điện bị nặng là một vấn đề phổ biến mà nhiều tài xế có thể gặp phải, gây khó khăn trong việc điều khiển xe. Tuy nhiên, việc khắc phục vấn đề này không phải lúc nào cũng khó, nếu bạn hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp sửa chữa đúng cách. Cùng Phụ tùng ô tô Đức Anh giải đáp vấn đề mà bạn đang thắc mắc qua bài viết dưới đây nhé.

6+ nguyên nhân khiến vô lăng trợ lực điện bị nặng

Dầu trợ lực bị bụi bẩn, cô đặc

Khi dầu trợ lực điện bị nhiễm bụi bẩn hoặc bị cô đặc, nó sẽ làm giảm khả năng tuần hoàn và bôi trơn hệ thống trợ lực, khiến vô lăng trở nên nặng và khó điều khiển. Điều này có thể do việc sử dụng dầu không đạt chuẩn hoặc thời gian sử dụng dầu quá lâu mà không thay mới.

Dầu trợ lực bị bụi bẩn, cô đặc 
Dầu trợ lực bị bụi bẩn, cô đặc

Dây curoa dẫn động bơm trợ lực bị lệch

Nguyên nhân tay lái nặng cũng có thể do dây đai dẫn động bơm trợ lực bị chùng. Việc này khiến cho công suất dẫn động bị thiếu do đó sẽ dẫn đến tình trạng vô lăng bị nặng khó bẻ lái.

Nguyên nhân do dầu trợ lực bị rò rỉ hoặc bị thiếu

Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc vô lăng trợ lực điện bị nặng. Thiếu dầu lái sẽ làm cho áp suất trong máy bơm bị thiếu. Lúc này tay lái không được cung cấp đủ dầu để giúp vô lăng xoay được dễ dàng hơn.

Do áp suất lốp của xe hoạt động chưa tốt

Áp suất lốp xe cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của vô lăng. Khi lốp xe bị xì hơi, không đủ áp suất để xe di chuyển, việc đánh lái sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Trong trường hợp lốp bị mòn hoặc không đảo lốp định kỳ cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô lăng bị nặng. Các bác tài cần kiểm tra lốp định kỳ thường xuyên để hạn chế tình trạng này và giúp quá trình lái xe an toàn hơn.

Thước lái hoạt động hiệu suất kém

Thước lái là bộ phận được liên kết với vô lăng thông qua các trục và khớp chữ U. Thước lái bị mòn sẽ khiến khớp nối không hoạt động được trơn tru, bị rít và khiến vô lăng bị nặng. Nếu tình trạng vô lăng bị cứng xảy ra trong lúc khởi động xe, thì nguyên nhân chính đến từ thước lái.

Nhiều tài xế thường không để ý đến vấn đề này, vẫn cho xe hoạt động bình thường. Tuy nhiên nếu không kịp thời sửa chữ thì sau thời gian dài sử dụng sẽ khiến thước lái bị hư hỏng.

Do bơm trợ lực hỏng 

Bơm trợ lực có tác dụng tạo đủ lượng áp suất cung cấp cho hệ thống trợ lực lái. Nếu bơm trợ lực bị hỏng hoặc bị ngừng hoạt động vì bất kỳ lý do nào cũng sẽ khiến lượng áp suất bị thiếu hụt và vô lăng khó bẻ lái được vào những khúc cua. 

Vô lăng trợ lực điện bị nặng do bơm trợ lực bị hỏng
Vô lăng trợ lực điện bị nặng do bơm trợ lực bị hỏng

Trong trường hợp mà bạn chưa xác định được nguyên nhân làm cho vô lăng trợ lực điện bị nặng thì hãy liên hệ ngay đến Đức Anh Auto Part qua số điện thoại 0979722210 để được tư vấn kiểm tra và sửa chữa tối ưu chi phí. Việc tự ý tháo lắp hoặc xử lý khi không có kinh nghiệm có thể dẫn đến hư hỏng nặng hơn và tăng chi phí sửa chữa. 

Cách sửa chữa vô lăng trợ lực điện vị nặng

Bước 1: Kiểm tra nguồn điện

  • Đo kiểm điện áp của bình ắc quy. Nếu điện áp dưới 12V, cần nạp điện hoặc thay thế bình ắc quy, kiểm tra cầu chì và dây điện liên quan đến hệ thống trợ lực điện.
  • Thay cầu chì hoặc sửa chữa dây điện bị hỏng. Đảm bảo bình ắc quy và hệ thống sạc hoạt động ổn định.

Bước 2: Kiểm tra mô-tơ trợ lực điện

  • Sử dụng thiết bị chẩn đoán để kiểm tra mô-tơ trợ lực điện. Quan sát xem có dấu hiệu cháy, hỏng hoặc kết nối lỏng không.
  • Nếu mô-tơ bị hỏng, cần thay thế linh kiện mới. Đảm bảo các kết nối dây điện đến mô-tơ chắc chắn.

Bước 3: Kiểm tra cảm biến mô-men xoắn

  • Dùng máy chẩn đoán OBD2 để kiểm tra lỗi cảm biến mô-men xoắn. Quan sát xem cảm biến có bị lệch hoặc mòn không.
  • Hiệu chỉnh hoặc thay mới cảm biến nếu phát hiện lỗi. Đảm bảo cảm biến được gắn đúng vị trí.

Bước 4: Kiểm tra hệ thống cơ khí

  • Kiểm tra trục lái, thước lái, và các khớp nối xem có bị kẹt, rỉ sét hoặc hư hỏng không. Quan sát xem dầu bôi trơn có đủ và sạch không.
  • Bôi trơn các khớp nối, thay dầu bôi trơn nếu cần. Thay thế các bộ phận bị mòn hoặc gãy.

Bước 5: Cập nhật hoặc kiểm tra phần mềm điều khiển

  • Sử dụng máy chẩn đoán để kiểm tra lỗi phần mềm của hệ thống trợ lực điện. Cập nhật phần mềm nếu có phiên bản mới.
  • Xóa lỗi bằng máy chẩn đoán hoặc cài đặt lại phần mềm nếu cần.

Điều cần tránh khi sử dụng vô lăng trợ lực điện 

Dưới đây là những điều mà lái xe nên tránh khi sử dụng vô lăng trợ lực điện:

  • Đánh lái chết: Một trong những lỗi phổ biến nhất, đặc biệt ở các tài xế mới là việc thực hiện đánh lái chết (còn gọi là đánh lái nguội). Đây là hành động xoay vô lăng hết sang một bên, dù xe đang đứng yên. Lỗi này, nếu lặp lại nhiều lần, sẽ gây áp lực lớn lên hệ thống lái trợ lực điện.
  • Chạy qua ổ voi, ổ gà với tốc độ cao: Hành động thường xuyên chạy xe qua ổ gà, ổ voi với tốc độ cao không chỉ ảnh hưởng đến hệ thống lái, hệ thống treo mà còn ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác trên xe. Việc này sẽ làm rơ lỏng thước lái, hoặc có thể hỏng thước lái. Chay xe qua ổ voi, ổ gà sẽ làm xe sẽ gặp một số vấn đề như: lốp xe mòn không đều, vô lăng bị rung khi chạy với tốc độ cao, chệch hướng lái… những vấn đề này sẽ gây ra các cảm giác khó chịu khi lái xe và tốn rất nhiều chi phí sửa chữa, khắc phục hoặc thay mới nếu cần thiết.
Vô lăng trợ lực điện bị nặng khi chạy qua ổ voi quá nhiều với tốc độ nhanh
Vô lăng trợ lực điện bị nặng khi chạy qua ổ voi quá nhiều với tốc độ nhanh
  • Đánh vô lăng quá nhanh: Trong quá trình lái xe thực hiện các thao tác như drift, quay vô-lăng ở tốc độ cao và gắt sẽ mang đến cảm giác hưng phấn. Tuy nhiên, các bác tài không nên thường xuyên thực hiện thao tác này vì sẽ làm hỏng hệ thống trợ lực lái điện. Nếu đánh vô lăng quá nhanh trong thời gian dài, chủ xe sẽ phải trả một số tiền lớn cho việc bảo hành, bảo dưỡng xe và tu sửa lại hệ thống lái.
  • Không căn chỉnh thước lái theo định kỳ: Căn chỉnh thước lái hay căn chỉnh hệ thống chính là việc điều chỉnh góc đặt của bánh xe sao cho chúng giống với thông số được chỉ định bởi nhà sản xuất xe. Việc căn chỉnh định kỳ này sẽ đảm bảo cho xe có khả năng kiểm soát chính xác, giảm thiểu tối đa các vấn đề phát sinh liên quan đến mức độ ổn định và khả năng đánh lái của chiếc xe.

Các câu hỏi thường gặp về vô lăng trợ lực điện bị nặng

Gợi ý những địa điểm kiểm tra và thay thế uy tín

Phụ Tùng Đức Anh cung cấp đầy đủ các phụ tùng cho các dòng xe sang của Đức, Anh, Nhật như Mercedes, Audi, BMW, Bentley, Lexus,…. Ngoài ra Đức Anh còn cung cấp dịch vụ tư vấn, sửa chữa ô tô uy tín, chất lượng cao và nhanh chóng. Hãy liên hệ ngay tới số 0979 722 210 để được nhân viên tư vấn, hỗ trợ.

Nên thay dầu trợ lực điện bao lâu một lần?

Thay dầu trợ lực điện định kỳ sau mỗi 40.000 – 50.000 km hoặc khi dầu bị bẩn hoặc có dấu hiệu suy giảm chất lượng.

Làm thế nào để kiểm tra áp suất lốp xe?

Dùng đồng hồ đo áp suất lốp hoặc đưa xe đến các trạm kiểm tra chuyên dụng để đo và duy trì áp suất lốp ở mức chuẩn.

Có cần thiết phải đưa xe đi kiểm tra chuyên nghiệp nếu vô lăng chỉ hơi nặng khi đậu không?

Nếu vô lăng chỉ hơi nặng khi đậu, có thể do áp suất lốp thấp hoặc dầu trợ lực thiếu, bạn có thể tự kiểm tra, nhưng nếu vẫn gặp vấn đề, hãy đưa xe đi kiểm tra chuyên nghiệp.

Có nên tiếp tục lái xe khi vô lăng hỗ trợ điện bị nặng?

Không nên tiếp tục lái xe khi vô lăng bị nặng, vì điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng điều khiển và gây nguy hiểm khi lái xe.

Trên đây Phụ Tùng Đức Anh vừa chia sẻ thông tin về cách khắc phục vô lăng trợ lực bị nặng cho những ai chưa biết. Nếu anh/chị có nhu cầu kiểm tra và sửa chữa vô lăng trợ lực điện bị nặng hãy liên hệ tới số hotline 0979722210 để được bộ phận chăm sóc khách hàng của chúng tôi tư vấn 24/24.

Đánh giá

Chia sẻ bài viết:

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết gần đây

Danh mục sản phẩm

Liên hệ báo giá

Gọi ngay để nhận báo giá ưu đãi từ Phụ Tùng Đức Anh – Đức Anh Auto Part!

Xem thêm bài viết khác